Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Những phát hiện khảo cổ nổi bật trên thế giới năm 2019

Đền thờ "thần bọc da người" (Mexico)

Những tượng đá được phát hiện trong đền thờ thần Xipe Totec. Ảnh: Ancient Origins.

Những tượng đá được phát hiện trong đền thờ thần Xipe Totec. Ảnh: Ancient Origins.

Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico lần đầu tiên phát hiện đền thờ Xipe Totec, vị thần của sự sinh sản, mùa xuân và kim khí, trong quá trình khai quật tàn tích Popoloca ở bang Puebla. Xipe Totec được mô tả là vị thần bọc da người vì các thầy tu lột da nạn nhân để hiến tế. Đây là một trong những vị thần quan trọng nhất ở khu vực Mesoamerican thuộc châu Mỹ.

Các chuyên gia tìm thấy hai tảng đá chạm khắc hình hộp sọ cao khoảng 70 cm, nặng 200 kg và một tảng đá khắc họa phần thân của thần Xipe Totec. Phát hiện mới sẽ giúp các nhà sử học hiểu thêm về tôn giáo thời kỳ trước khi Tây Ban Nha đô hộ (trước năm 1521), nhất là về vị thần này.

Lăng mộ 2.000 năm chứa 50 xác ướp (Ai Cập)

Xác ướp trong lăng mộ 2.000 năm tuổi Ảnh: AP Photo/Roger Anis.

Xác ướp trong lăng mộ 2.000 năm tuổi Ảnh: AP Photo/Roger Anis.

Các nhà khảo cổ tìm thấy lăng mộ của vương triều Ptolemaic, tồn tại từ năm 323 - 30 trước Công nguyên, tại Minya, phía nam Cairo. Hàng chục xác ướp, trong đó có 12 trẻ em, được đặt trong 4 hầm chứa sâu 9 m. Đây cũng là phát hiện khảo cổ đầu tiên của Ai Cập trong năm 2019.

Một số xác ướp được bọc bằng vải lanh, số khác đặt trong quan tài đá hoặc quách gỗ. Các chuyên gia chưa rõ danh tính những xác ướp này. Tuy nhiên, phương pháp ướp xác cho thấy đây là những nhân vật giữ vị trí quan trọng hoặc danh giá.

Dấu tích của loài người tiền sử mới (Philippines)

Hang Callao, nơi phát hiện xương và răng người Homo luzonensis. Ảnh: Business Insider.

Hang Callao, nơi phát hiện xương và răng người Homo luzonensis. Ảnh: Business Insider.

Hóa thạch xương và răng trong hang Callao, đảo Luzon, nhiều khả năng thuộc về một loài người thấp bé chưa rõ nguồn gốc. Loài người này được đặt tên là Homo luzonensis, sống cách đây 50.000 - 67.000 năm. Phát hiện mới hé lộ thêm thông tin về sự tiến hóa của con người, đặc biệt là ở châu Á.

Xương người Homo luzonensis mang đặc điểm giải phẫu pha trộn giữa các loài người cổ đại và hiện đại. Một số ý kiến cho rằng đây là hậu duệ của người Homo erectus. Tuy nhiên, xương ngón chân của Homo luzonensis lại cong giống người Australopithecus.

Trứng khủng long 66 triệu năm tuổi (Trung Quốc)

Hóa thạch trứng khủng long nằm sát nhau dưới lòng đất. Ảnh: Youtube.

Hóa thạch trứng khủng long nằm sát nhau dưới lòng đất. Ảnh: Youtube.

Học sinh tiểu học Zhang Yangzhe tìm thấy một hòn đá kỳ lạ khi đang chơi ở bờ sông Đông Giang, Hà Nguyên, tỉnh Quảng Đông. Mẹ cậu bé liên hệ với bảo tàng địa phương vì trông nó giống trứng khủng long hóa thạch. Các nhân viên bảo tàng tới kiểm tra và thu được tổng cộng 11 quả trứng. Họ cho rằng đây là ổ của khủng long vì số trứng nằm rất gần nhau.

Đây là một trong những phát hiện mới đáng chú ý ở Hà Nguyên, thành phố nổi tiếng với nhiều dấu tích khủng long, đặc biệt là trứng hóa thạch.

Tàn tích nền văn minh cổ đại trên "đảo kim tự tháp" (Hy Lạp)

Hình dạng giống kim tự tháp của đảo Daskalio. Ảnh: National Geographic.

Hình dạng giống kim tự tháp của đảo Daskalio. Ảnh: National Geographic.

Các nhà khoa học phát hiện dấu tích khu dân cư 4.600 năm tuổi với nhiều tòa nhà, Công ty dịch thuật Đồng Nai cửa hàng kim khí, hệ thống ống nước tại Daskalio, hòn đảo nhỏ với đường kính 150 m. Họ cho rằng người xưa đã biến hòn đảo thành hình kim tự tháp bằng cách tạo những bậc thang lớn bao quanh rồi xây các công trình trên đó, chủ yếu bằng cẩm thạch.

Cụm công trình tồn tại 1.000 năm trước khi người Minoan, thường được cho là nền văn minh châu Âu đầu tiên, xuất hiện. Kỹ thuật kim khí, xây dựng, đóng tàu tiến bộ cho thấy nền văn minh trên đảo đã tồn tại và phát triển trước đó hàng trăm năm hoặc hơn.

Hình khắc 3.800 năm tuổi trên tường (Peru)

Hình khắc rắn và đầu người trên tường ở Vichama. Ảnh: Gizmodo.

Hình khắc rắn và đầu người trên tường ở Vichama. Ảnh: Gizmodo.

Người xưa khắc hình rắn và đầu người trên bức tường ở lối vào một tòa nhà lớn dùng để tổ chức các nghi lễ. Họ đói khát, sắp chết và muốn cầu xin vị thần nước ban mưa xuống để bạn bè, gia đình và hàng xóm sống sót.

Lời cầu xin của họ có thể đã được đáp lại vì các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một hình khắc cóc giống người, biểu tượng của mưa trong văn hóa Andean xưa. Các hình khắc được tìm thấy ở Vichama, một trong những điểm khảo cổ thuộc nền văn minh Caral.

Thanh kiếm 3.200 năm tuổi dưới đá (Tây Ban Nha)

Thanh kiếm gần như nguyên vẹn sau hàng nghìn năm. Ảnh: Ancient Origins.

Thanh kiếm gần như nguyên vẹn sau hàng nghìn năm. Ảnh: Ancient Origins.

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện thanh kiếm thời Đồ Đồng tại khu khảo cổ Talaiot del Serral de ses Abelles, đảo Majorca, nơi có nhiều công trình cự thạch. Nhiều khả năng một gia đình quý tộc thời xưa đã chôn nó làm vật cúng tế. Đây là thanh kiếm đầu tiên được tìm thấy tại Talaiot del Serral de ses Abelles. Qua hàng nghìn năm, nó vẫn trong tình trạng tốt, trừ một phần lưỡi bị gãy.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu thanh kiếm với hy vọng thu thập thêm thông tin về nền văn minh Talaiotic. Phát hiện này cho thấy vũ khí cũng được dùng làm đồ cúng tế, đồng thời chỉ ra các công trình cự thạch có thể từng là nơi thực hiện nghi lễ tôn giáo.

Tàn tích đền và tàu chứa kho báu dưới biển (Ai Cập)

Tàn tích . Ảnh: Ancient Origins.

Cột chống của một công trình cổ trong thành phố Heracleion. Ảnh: Sun.

Các nhà khảo cổ phát hiện thêm nhiều tàn tích và cổ vật trong chuyến thám hiểm năm nay tại Heracleion và Canopus, hai thành phố cổ chìm dưới biển, gần khu vực châu thổ sông Nile. Họ tìm thấy một đền thờ Hy Lạp, nhiều cột trụ, đồ gốm từ thế kỷ 3 và 4 trước Công nguyên, các đồng tiền bằng đồng trong triều vua Ptolemy II (năm 283-246 trước Công nguyên) tại Heracleion.

Nhóm nghiên cứu cũng mở rộng bản đồ thành phố Canopus khoảng một km nhờ phát hiện thêm tàn tích của vài công trình cổ. Nhiều đồng tiền bằng vàng và đồng, một số trang sức như nhẫn hay khuyên tai cũng được khai quật tại đây.

Thu Thảo (Theo Ancient Origins )

Đại tá quân đội giúp làm giả 54 triệu lít xăng

Ngày 30/12, Trần Văn Đồng (62 tuổi, nguyên Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh Đầu tư và xây dựng miền Nam, Tổng công Công ty dịch thuật Đồng Nai ty Xây dựng Lũng Lô, Bộ Quốc phòng) bị Tòa án quân sự Quân khu 7 xét xử về các tội Giả mạo trong công tác Sản xuất, buôn bán hàng giả .

Liên quan đến vụ án, Lê Quang Hiếu Hùng (45 tuổi, công nhân viên quốc phòng, chi nhánh Đầu tư và Xây dựng miền Nam, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô) và 14 đồng phạm bị truy tố về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả.

Theo cáo trạng, năm 2015, Hùng quen Nguyễn Văn Phương (Giám đốc Công ty Thái Sơn), Phan Trường Sơn và Lê Minh Anh (Tổng giám đốc Công ty Đông Phương). Biết công ty này được phép sản xuất Naphtha (sản phẩm của dầu mỏ có thể dùng để pha chế xăng), Hùng rủ nhóm này làm xăng giả kiếm lời.

Bị cái Hùng lúc bị bắt. Ảnh: Mod.

Lê Quang Hiếu Hùng lúc bị bắt. Ảnh: Mod

Lê Quang Hiếu Hùng sau đó mua lại một công ty, đổi tên thành Công ty Vạn Xuân. Còn Trần Văn Đồng làm giả bản sao quyết định của Tổng Tham mưu trưởng về việc nâng bậc lương và phiên quân hàm thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp cho Hùng; đồng thời ký quyết định bổ nhiệm Hùng giữ chức vụ Trưởng phòng kinh doanh xăng dầu.

Ngoài ra, Đồng còn chỉ đạo cấp dưới mua quân hàm, quân phục, đặt biển tên, giao ôtô biển quân sự cho Hùng đi giao dịch với các đối tác trong và ngoài quân đội.

Tiếp đó, Đồng lấy danh nghĩa Công ty Lũng Lô ký hợp đồng mua dung môi Naphtha và Napsol của Công ty Đông Phương để Hùng và đồng phạm hợp thức hóa hồ sơ vận chuyển, che giấu đầu vào dung môi cho Công ty Vạn Xuân. Hùng, Phương và đồng phạm đã pha trộn dung môi này với hóa chất để làm giả hơn 21 triệu lít xăng Ron 92 có giá trị 322 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng xác định, Đồng được hưởng lợi 13 tỷ đồng; phải chịu trách nhiệm chính về tội Giả mạo trong công tác và đồng phạm giúp sức cho bị cáo Hùng trong tội Sản xuất buôn bán hàng giả.

Hùng và đồng phạm đã lợi dụng danh nghĩa của chi nhánh Công ty Lũng Lô miền Nam và nhiều công ty khác ký hợp đồng mua bán dung môi Naphtha, Condensate với Công ty Đông Phương; Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp miền Nam để che giấu nguồn đầu vào cho Công ty Vạn Xuân sử dụng 52,6 triệu lít các loại dung môi pha trộn với hóa chất mua từ Trung Quốc sản xuất 54 triệu lít xăng giả (trị giá 850 tỷ đồng) nhập vào kho VK102, Cục hậu cần, Quân khu 7 và vào kho VK02 Thanh Lễ. Toàn bộ số xăng này đã được Công ty Vạn Xuân bán hết ra thị trường, thu lợi 141 tỷ đồng.

Bị cáo Đồng đã tác động gia đình nộp 2,2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả; các bị cáo khác cũng nộp lại 100 triệu đồng đến 10 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra xác định Hùng có vai trò chủ mưu trong tội Sản xuất, buôn bán hàng giả . Sau khi bị khởi tố anh ta trốn đi nước ngoài, bị Bộ Quốc phòng truy nã quốc tế, bắt dẫn độ về Việt Nam. Liên quan đến vụ án, hàng loạt cán bộ thuộc Cục hậu cần Quân khu 7, cán bộ và nhân viên thuộc kho VK102 Cục hậu cần Quân khu 7... bị xử lý hành chính.

Ngoài ra, Hùng, Phương đã có hành vi làm giả hồ sơ hàng hóa để thế chấp ngân hàng vay hơn 500 tỷ đồng làm vốn sản xuất, buôn bán xăng giả. Cơ quan điều tra đã tách hành vi này thành vụ án khác.

Dự kiến phiên tòa kéo dài nhiều ngày.

Hải Duyên

Đứa trẻ nhà giàu trộm đồ của bạn

Cô bé 14 tuổi ở Hà Nam bị giáo viên phát hiện lấy trộm trang sức, đồng hồ, áo thun của các bạn cùng Công ty dịch thuật Đồng Nai lớp, không chỉ một mà nhiều lần. Tuy nhiên, điều khó hiểu là Minh không hề khó khăn. Ngược lại, gia đình bé được coi là giàu có vì bố mẹ kinh doanh phát đạt.

Buổi đầu gặp thạc sĩ tâm lý Nguyễn Tú An, Minh nói không biết bố mẹ đưa đến vì lý do gì, "được đưa đến thì cháu đến thôi". Đến khi bố mẹ ra khỏi phòng và nhà tâm lý hỏi nguyên nhân ăn trộm, cô bé bật khóc: "Không ai biết cháu muốn gì, không ai hỏi cháu ăn uống gì không".

Minh kể rằng chuyện trộm đồ mới diễn ra ba tháng, bản thân cô bé không nhớ đã lấy bao nhiêu món nhưng khẳng định hành vi này chỉ diễn ra ở trường. Minh mặc quần áo hàng hiệu từ bé, chỉ trộm đồ để "người lớn quan tâm hơn".

Bố mẹ đi vắng suốt, Minh hay ở nhà với bác giúp việc. Trong mắt người lớn, Minh là đứa con ngoan nhưng cô bé tự đánh giá: "Cháu chẳng có gì đặc biệt".

Bố mẹ đều thành công và bận rộn khiến Minh "cảm thấy mình không có giá trị, sống vô hình". Họ hiếm khi hỏi han cô bé về việc học hay bạn bè, lúc con chủ động chia sẻ cũng gạt đi. Ngày mèo cưng của Minh chết, bố mẹ mua vội cho con giầy mới, áo mới để an ủi dù đứa trẻ không hề thích.

"Sống với bố mẹ cháu stress lắm", Minh nói. Trước kia, cô bé từng đòi nghỉ học.

Phát hiện con ăn trộm, bố mẹ Minh rơi vào bế tắc. Họ không biết nên xử lý thế nào, cũng không bảo con mang đồ đi trả và xin lỗi bạn bè. Họ đưa con đến gặp nhà tâm lý chỉ vì giáo viên gợi ý.

Ảnh: Shutterstock.

Ảnh: Shutterstock.

Tại Việt Nam, hiện tượng trẻ nhà giàu ăn trộm không phổ biến nhưng trên thế giới, nhất là các nước phát triển, vấn đề này đã quen thuộc. Trên Psychology Today , giáo sư tâm lý Suniya S. Luthar từ Đại học Arizona State (Mỹ) cho biết tỷ lệ trẻ nhà giàu sử dụng chất gây nghiện, trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống, gian lận và ăn cắp (thường từ bố mẹ hoặc bạn bè) cao hơn trẻ nhà bình thường.

"Chúng ta hay giả định rằng giáo dục và tiền bạc đem tới hạnh phúc nhưng điều này không còn đúng nữa. Các bằng chứng cho thấy trẻ nhà giàu ngày nay dễ tổn thương hơn nhiều", giáo sư Luthar phân tích. Theo bà, phần lớn hành vi "nổi loạn" xuất hiện từ tuổi 13 vì đây là thời điểm trẻ bắt đầu suy nghĩ về câu hỏi "tôi là ai". Bên cạnh đó, trẻ gái dễ bị ảnh hưởng hơn trẻ trai.

Trường hợp Trần Minh, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Tú An cho rằng cô bé vừa bị thiếu quan tâm, vừa thấy mình lép vế trong nhà. "Ăn trộm trở thành phương tiện để Minh gây chú ý", bà An lý giải.

"Trẻ ăn trộm không nhằm mục đích lấy tiền tiêu thì chủ yếu do buồn chán, cô đơn trong gia đình và gặp khó khăn tâm lý. Chúng muốn làm điều không ai ngờ tới, thích qua mặt người khác để cảm thấy mình có giá trị", thạc sĩ tâm lý Lã Linh Nga (Hà Nội) nhận định.

Qua 14 năm làm việc, bà Nga từng tiếp xúc với một số ca trẻ nhà giàu ăn trộm, trong đó có trường hợp nữ sinh 17 tuổi ở Lạng Sơn nhiều lần lấy đồng hồ, trang sức của hàng xóm dù không hề thiếu tiền. Đồ trộm về, cô bé này chỉ để ở phòng, không sử dụng cũng chẳng bán. Đến lúc bố mẹ gửi đến chuyên gia tâm lý, cô mới trải lòng: "Nhà cháu rộng quá, chẳng ai ở nhà bao giờ. Cháu thấy trống trải lắm, cháu không có niềm vui".

Thạc sĩ Nga lưu ý, trẻ ăn trộm vì các nguyên nhân kể trên thường tỏ ra buồn bã, chán nản, lo âu, cô đơn, ít bạn bè, ít gần gũi chia sẻ với bố mẹ ít nhất một tháng trước khi xuất hiện hành vi ăn trộm. Để được đánh giá và hỗ trợ đúng, trẻ cần gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc nhà tâm lý.

Nếu thấy con ăn trộm đồ, bà Nga khuyến cáo bố mẹ cần cố gắng giữ bình tĩnh, tìm hiểu kỹ lý do con hành động như vậy, cho con cơ hội sửa chữa chứ đừng ứng xử như thể trẻ xấu xa, hư hỏng. Đồng quan điểm, bà An cho rằng: "Trẻ học tốt nhất khi biết mình được yêu thương vô điều kiện. Song song với dạy dỗ, bố mẹ cần biết lắng nghe và thấu hiểu".

Không chỉ làm việc cùng Minh, nhà tâm lý còn tư vấn cho bố mẹ cô bé để họ xem lại cách thưởng phạt, đối xử với con. Sau ba tháng, Minh chia sẻ gia đình đã hiểu nhau hơn dù còn ngại ngùng. Mỗi tuần, bố mẹ cố gắng nói chuyện ít nhất 30 phút với con. Những món đồ bị trộm đều đã được trả lại.

*Tên nhân vật đã được thay đổi

Minh Trang

Khuyến cáo cướp biển ở eo Singapore

Cục Hàng hải Việt Nam cũng yêu cầu các Cảng vụ phổ biến đến tất cả thuyền trưởng, chủ tàu, công ty khai thác tàu về diễn biến cướp biển và yêu cầu các thuyền trưởng thực hiện nghiêm kế hoạch an ninh đã được Cục Đăng kiểm phê duyệt.

Ngày 30/12, Cục Đăng Công ty dịch thuật Đồng Nai kiểm Việt Nam đã khuyến cáo các tàu biển tăng cường biện pháp bảo vệ, kế hoạch an ninh khi hành trình qua khu vực eo biển phía đông Singapore và vùng biển Sulu - Celebes và eo biển Malacca để đảm bảo an toàn cho thuyền viên và tàu.

Cục Đăng kiểm Việt Nam dẫn số liệu từ Trung tâm chia sẻ thông tin thuộc Thỏa thuận hợp tác khu vực về chống cướp biển ở châu Á (ReCAAP), từ 30/9 đến ngày 25/12 đã xảy ra 12 vụ cướp biển và cướp có vũ trang đối với tàu đang hành trình tại làn đi về hướng đông của eo biển Singapore.

Trong năm 2019, tại eo biển Malacca và eo biển Singapore đã xảy ra 30 vụ việc cướp biển và cướp có vũ trang, tình hình đáng báo động so với con số 8 vụ việc xảy ra tại hai eo biển này năm 2018.

Vị trí eo biển Singapore. Đồ họa: Wiki.

Vị trí eo biển Singapore. Đồ họa: Wiki .

Gần nhất vào ngày 25/12, khi tàu chở dầu Stena Immortal đang hành trình tại eo biển Singapore và hướng đến cảng Singapore, thì máy trưởng của tàu phát hiện 6 kẻ xâm nhập không vũ trang trong buồng máy và đã thông báo cho thuyền trưởng. Hệ thống báo động của tàu đã được kích hoạt và những kẻ xâm nhập đã thoát ra khỏi tàu. Không có sự đối mặt giữa những kẻ xâm nhập và thuyền viên của tàu.

Ngày 23/12, tàu chở dầu Bamzi đi qua eo biển Singapore, trên đường từ khu neo Nipa (Indonesia) đến Qing Dao, Trung Quốc, thì máy trưởng và sỹ quan máy đi ca nhìn thấy 3 kẻ xâm nhập trong buồng máy, trong đó một tên mang theo dao. Báo động được kích hoạt và ba kẻ xâm nhập đã trốn thoát. Hai thợ máy của tàu sau đó được tìm thấy trong tình trạng bị trói.

20 năm Putin lãnh đạo nước Nga

"Giấc mơ thường trở thành hiện thực vào đêm giao thừa, đặc biệt là giao thừa năm nay", Vladimir Putin phát biểu trên truyền hình Nga đêm 31/12/1999, với tư cách là quyền Tổng thống Nga. Trước đó, Boris Yeltsin bất ngờ tuyên bố từ chức và trao lại quyền lực cho Putin.

Hơn ba tháng trước, khi được Yeltsin đề bạt từ Giám đốc Tổng cục An ninh (FSB) lên làm Thủ tướng, Putin gần như chưa có tiếng tăm gì trên chính trường.

"Cậu đã có đủ thời gian để suy nghĩ về việc đó trước đây rồi. Giờ hãy trả lời đi", Yeltsin quả quyết khi Putin từ chối đề nghị làm quyền Tổng thống và thuyết phục Yeltsin không từ chức. Putin buộc phải nhận lời. Ông trở thành quyền tổng thống trong bối cảnh nước Nga đang lao đao vì cuộc khủng hoảng kinh tế và những rối ren từ cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất (1994-1996).

"Vẫn còn quá sớm để xóa bỏ tư cách cường quốc của Nga. Tôi sẽ đưa nước Nga trở lại vũ đài thế giới", Putin cam kết trong phát biểu mừng năm mới 2000.

Nước Nga khi đó vừa hứng chịu hàng loạt vụ đánh bom xảy ra trên khắp toàn quốc khiến hơn 300 người thiệt mạng. Putin cáo buộc phiến quân Chechnya là thủ phạm gây ra các cuộc khủng bố và quyết định mở chiến dịch quân sự, mở màn chiến tranh Chechnya lần thứ hai.

Đến tháng 2/2000, hai tháng sau khi Putin trở thành quyền Tổng thống, quân đội Nga chiếm được thủ đô Grozny của Cộng hòa Chechnya. Chưa đầy một tuần trước khi cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 diễn ra, Putin trèo vào buồng lái một tiêm kích Su-27, cùng phi công vượt qua vùng chiến sự bay thẳng tới thủ phủ Grozny của Chechnya. Trong cuộc gặp với các binh sĩ Nga đang tham chiến tại Chechnya, Putin thề sẽ nghiền nát phiến quân.

Hình ảnh một lãnh đạo cứng rắn trên chiến trường khiến danh tiếng của Putin gia tăng nhanh chóng, giúp ông giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 26/3/2000, trở thành Tổng thống Nga.

Ngay sau khi nắm quyền, Putin tiếp tục thể hiện hình ảnh lãnh đạo cứng rắn khi tung ra hàng loạt biện pháp quyết liệt nhằm củng cố quyền lực và khẳng định vị thế . Trong những năm đầu tiên, ông thẳng tay vô hiệu hóa quyền lực của các nhà tài phiệt, những người đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ sau khi Liên Xô tan rã và tìm mọi cách dùng tiền thao túng chính trường.

Năm 2003, Nga bắt nhà tài phiệt Mikhail Khodorkovsky, ông chủ tập đoàn dầu khí Yukos với khối tài sản 8 tỷ USD, với cáo buộc lừa đảo, trốn thuế, biển thủ và rửa tiền. Sau khi Khodorkovsky lĩnh án 9 năm tù năm 2005, tập đoàn Yukos sụp đổ.

Nikolai Petrov, thành viên Trung tâm Carnegie Moskva, cho rằng việc hạ bệ Khodorkovsky đánh dấu thắng lợi của siloviki , nhóm các quan chức hàng đầu thuộc cơ quan an ninh Nga, trước giới tài phiệt lũng đoạn kinh tế Nga từ thời Yeltsin.

Thắng lợi này giúp Putin giành lợi thế đáng kể về chính trị và kinh tế trước các đối thủ, giúp ông lấy lại quyền kiểm soát của nhà nước đối với các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế và hệ thống truyền hình. Sự ủng hộ của các kênh truyền hình được coi là yếu tố quan trọng giúp Putin tái đắc cử nhiệm kỳ hai vào tháng 3/2004 với 71% phiếu bầu.

Chỉ 6 tháng sau khi tái đắc cử, Putin đối mặt với những thách thức mà ông cho là " khó khăn nhất " trong sự nghiệp chính trị, đó là các cuộc tấn công khủng bố tại trường học ở Beslan và thủ đô Moskva. Tuy nhiên, các sự kiện này cũng tạo điều kiện để Putin củng cố quyền lực, khi đưa ra sáng kiến thay thế cuộc bầu cử thống đốc vùng bằng hệ thống bổ nhiệm trực tiếp từ Điện Kremlin.

Hệ thống bổ nhiệm lãnh đạo vùng này vấp phải sự phản đối của nhiều cựu lãnh đạo, trong đó có Yeltsin, cho rằng đây là một bước xa rời dân chủ ở Nga. Tuy nhiên, cơ chế này vẫn được áp dụng, giúp Putin thể hiện quyền lực từ trung ương tới địa phương.

Tổng thống Nga Putin tại lễ khai mạc phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok hồi tháng 9/2019. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Nga Putin tại lễ khai mạc phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok hồi tháng 9/2019. Ảnh: Reuters .

Khi nhiệm kỳ hai của Putin sắp kết thúc, nhiều người đề nghị sửa đổi Hiến pháp để cho phép ông ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ ba, do Hiến pháp Nga quy định một người không được làm quá hai nhiệm kỳ tổng thống liên tiếp. Tuy nhiên, t háng 12/2007, Putin tuyên bố ủng hộ Phó thủ tướng Dmitry Medvedev trở thành người kế nhiệm. Medvedev cũng lập tức đề nghị Putin nắm ghế Thủ tướng sau khi ông đắc cử Tổng thống năm 2008 và Putin chấp nhận.

Đây được coi là " bộ đôi quyền lực " của Nga trong giai đoạn 2008-2012, nhưng giới quan sát cho rằng Putin thời kỳ này thực tế là người đưa ra mọi quyết sách quan trọng tại Điện Kremlin và Tổng thống Medvedev chỉ là người thừa hành. Vào cuối nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Medvedev đã thúc đẩy việc sửa đổi Hiến pháp, giúp kéo dài nhiệm kỳ tổng thống từ 4 năm lên 6 năm, động thái được cho là dọn đường cho sự trở lại của Putin.

Năm 2012, "bộ đôi quyền lực" này có sự hoán đổi vị trí, khi Putin tiếp tục tranh cử ghế tổng thống và đắc cử nhiệm kỳ thứ ba với 63% phiếu bầu, sau đó bổ nhiệm Medvedev làm Thủ tướng. Theo Reuters , khoảng 20.000 người hồi tháng 5/2012 đã tổ chức biểu tình ở thủ đô Moskva để phản đối việc Putin đắc cử nhiệm kỳ ba, dẫn đến các cuộc đụng độ với cảnh sát khiến hơn 400 người bị bắt.

Trong cuộc bầu cử năm 2018, Putin giành được 77% số phiếu và tiếp tục làm Tổng thống Nga trong nhiệm kỳ thứ tư kéo dài 6 năm, sẽ kết thúc vào năm 2024.

Phát biểu lúc bấy giờ, Putin khẳng định ông không có kế hoạch sửa đổi hiến pháp. Tổng thống Nga cũng gạt câu hỏi về việc liệu ông có tranh cử để tại vị đến năm 2030 hay không. "Tôi sẽ làm gì, ở lại cho đến khi tôi 100 tuổi sao? Không", Putin nhấn mạnh. Nhưng những suy đoán về khả năng Nga sửa đổi hiến pháp để Putin tiếp tục giữ chức tổng thống vẫn tiếp diễn.

Bên cạnh các biện pháp ổn định xã hội và củng cố quyền lực, Putin trong 20 năm lãnh đạo của mình đã thực hiện một loạt cải cách mạnh tay nhằm vực dậy nền kinh tế Nga vốn đã trên bờ vực sụp đổ sau khi Liên Xô tan rã.

Trong hai nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, Putin tập trung thực hiện chiến lược kinh tế do Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Kinh tế German Gref đưa ra năm 2000 nhằm thay đổi rộng khắp nền kinh tế Nga trong vòng một thập kỷ. Chiến lược này bao gồm cải cách thuế và lương hưu, sửa đổi luật đất đai, giảm thiểu đáng kể các rào cản khi mở và điều hành doanh nghiệp, cải cách công vụ, đồng thời thúc đẩy đàm phán đưa Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Quá trình quốc hữu hóa nền kinh tế bắt đầu. Những cải cách đáng kể tiếp tục được thực hiện trong kinh tế vĩ mô và lĩnh vực tài chính. Nợ công gần như được trả hết và Quỹ Bình ổn ra đời.

Nga cũng thực hiện thành công nhiều chương trình công nghiệp quốc gia, xây dựng nền kinh tế dựa trên cơ sở công nghệ cao, giảm quá phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên. GDP tăng trung bình 7% trong nhiệm kỳ đầu của Putin và một phần nhiệm kỳ thứ hai khi những cải cách bắt đầu cho "trái ngọt".

Trong 10 năm từ 1999 đến 2008, GDP Nga tăng 94% và GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi. Nhờ giá dầu tăng và dòng tiền đầu tư không ngừng từ nước ngoài, giá trị đồng rouble được tăng cường đáng kể. Đây được đánh giá là thập kỷ tăng trưởng nổi bật nhất trong lịch sử kinh tế Nga.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng thành tựu kinh tế của Nga trong thời kỳ này nhờ vào giá dầu và các mặt hàng xuất khẩu tăng cao hơn là do hiệu quả từ các chính sách cải cách của Putin. Nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên chiếm tới gần 25% GDP và khoảng 30% tổng thu nhập ngân sách quốc gia của Nga.

Nước Nga bắt đầu hứng chịu đòn giáng đầu tiên từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào 2007-2008, khiến tăng trưởng kinh tế trở nên ì ạch ở mức dưới 2%. Dù Putin cam kết sẽ nhanh chóng đưa nền kinh tế Nga phát triển trở lại, việc chính phủ của ông không có bất kỳ cải cách nào lớn khiến tình trạng trì trệ kéo dài suốt nhiều năm sau.

Bộ máy hành chính cồng kềnh, quan liêu ngày càng phình to và chi tiêu quốc gia thiếu hiệu quả được coi là những yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế Nga. Chỉ số cạnh tranh và điều kiện kinh doanh ở Nga không có nhiều cải thiện, trong khi tình trạng tham nhũng tiếp tục gia tăng.

Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Ulyukayev năm 2014 cảnh báo rằng nếu giá dầu trung bình giảm xuống mức 50 USD/thùng, nước Nga sẽ mất hơn 45 tỷ USD thu nhập, khiến nền kinh tế đối mặt nguy cơ tăng trưởng thấp. Dự báo này nhanh chóng trở thành hiện thực, khi nước Nga lâm vào khủng hoảng tài chính sâu sắc vào cuối 2014 vì giá dầu lao dốc.

Giá dầu tháng 12/2014 ở mức gần 56 USD/thùng, bằng một nửa so với 6 tháng trước đó. Nguồn thu từ dầu giảm mạnh khiến đồng rouble mất giá nhanh chóng. Tính đến tháng 3/2016, giá trị của đồng rouble chỉ còn bằng 50% so với thời điểm tháng 7/2014. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi phương Tây bắt đầu áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế để đáp trả việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Giá dầu sụt giảm và tình trạng bị cô lập khỏi kinh tế toàn cầu đã chôn vùi mọi hy vọng về cải cách và tăng trưởng kinh tế của Nga. Thay vì tăng trưởng GDP trung bình 6% một năm trong giai đoạn 2012-2018 như kỳ vọng, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Nga liên tục duy trì ở mức dưới 1%.

Để đáp trả và thể hiện sự cứng rắn, Putin ra lệnh cấm nhập khẩu nhiều loại lương thực từ phương Tây. Tuy nhiên, điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và tiêu dùng của chính người dân Nga. Các sản phẩm tiêu dùng nhập khẩu trở nên khan hiếm và tăng giá, trong khi tiền lương giảm và tình trạng thất nghiệp gia tăng, khiến chất lượng cuộc sống của người dân Nga giảm sút, đặc biệt là các gia đình trung lưu và những người nghèo.

Trong năm 2015, mức tăng trưởng GDP của Nga giảm 3,7%, mức giảm kỷ lục kể từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, theo Financial Times . Lương bình quân của người Nga giảm từ 967 USD/tháng năm 2013 xuống còn 450 USD/tháng năm 2016, thấp hơn cả Trung Quốc và Ba Lan, theo Mikhail Matovnikov, nhà phân tích trưởng tại ngân hàng Sberbank của Nga.

Đến cuối năm 2017, sau một số cải cách của chính phủ và giá dầu trên đà tăng lên mức 70 USD/thùng, kinh tế Nga bắt đầu hồi phục, khi lạm phát giảm xuống dưới 2% và tăng trưởng kinh tế tăng từ 0,3% năm 2016 lên 2,3% năm 2018.

Tuy nhiên, khảo sát năm 2018 của trang Finanz.ru với 1.400 nhà quản lý doanh nghiệp ở Nga cho thấy 76% số người tham gia khảo sát đánh giá tình trạng của nền kinh tế Nga hiện nay là "khủng hoảng và thảm khốc", chỉ có 4% cho rằng nền kinh tế đất nước đang hoạt động tốt.

Sự sút giảm của nền kinh tế cũng tác động đáng kể đến ảnh hưởng của Nga trên trường quốc tế và chính sách đối ngoại của Putin .

Những năm đầu nhiệm kỳ, Putin nỗ lực cải thiện quan hệ với phương Tây. Ông là một trong những người đầu tiên điện đàm với Tổng thống Mỹ George W. Bush để chia buồn sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Ông cũng giúp Mỹ đánh Taliban tại Afghanistan và cho phép Mỹ hiện diện quân sự tại vùng Trung Á, một trong những lãnh thổ quan trọng với an ninh địa chính trị Nga, để phục vụ mục đích chống khủng bố.

Trong khi EU và NATO không ngừng mở rộng ảnh hưởng về phía đông, Putin chấp nhận để các quốc gia từng nằm trong phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Nga ngả về phương Tây, nhưng cũng tìm cách "hóa giải" sức mạnh của NATO. Ông năm 2002 thậm chí đề nghị để Nga gia nhập NATO như một cách để tăng cường hợp tác chống khủng bố.

Sau cuộc gặp giữa Putin và Tổng thống Mỹ George W. Bush ngày 29/5/2002 tại Italy, việc thành lập Hội đồng NATO - Nga được tất cả thành viên của khối tán thành. Tuy nhiên, NATO vẫn coi Nga là mối đe dọa và không chấp nhận tư cách "thành viên đầy đủ" của Moskva.

Quan hệ Nga - NATO căng thẳng trở lại vào năm 2008, khi Putin phát động chiến dịch quân sự can thiệp vào Gruzia để ủng hộ hai khu vực Nam Ossetia và Abkhazia ly khai và công nhận nền độc lập của hai nước cộng hòa này. Cuộc chiến 5 ngày của Nga ở Gruzia vấp phải sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phương Tây. Chiến dịch này cũng đánh dấu sự chấm dứt của hợp tác song phương trong khuôn khổ Hội đồng NATO - Nga.

Với phong cách lãnh đạo cứng rắn, Putin luôn muốn thể hiện vị thế của Nga trên trường quốc tế và không chịu khuất phục trước sức ép từ phương Tây. Điều này được thể hiện rất rõ trong nỗ lực sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.

Bất chấp sự phản đối của Ukraine và những đe dọa từ phương Tây, Putin vẫn cho tiến hành cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea để sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ. Truyền thông Nga ca ngợi Putin như một lãnh đạo sẵn sàng bảo vệ lợi ích của đất nước, của dân tộc trong "vòng vây hãm của kẻ thù".

Sự kiện Nga sáp nhập Crimea châm ngòi cho làn sóng đòi ly khai ở nhiều khu vực tại miền đông Ukraine, khiến xung đột đẫm máu nổ ra tại đây suốt nhiều năm qua. Kiev và các đồng minh phương Tây cáo buộc Moskva kích động nổi dậy và hỗ trợ nhân lực, vũ khí cho phe ly khai ở miền đông Ukraine, nhưng Điện Kremlin bác bỏ.

Nước Nga dưới thời Putin càng bị đẩy vào tình thế bị cô lập hơn nữa sau một loạt bê bối, từ cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ cho tới việc bị nghi hỗ trợ phe ly khai Ukraine bắn rơi máy bay MH17 ở miền đông nước này. Mỹ và châu Âu cũng áp đặt thêm nhiều lệnh trừng phạt đối với Nga sau khi nước này bị cáo buộc đứng sau vụ đầu độc cha con cựu điệp viên Sergei Skripal ở Anh, dù Moskva bác bỏ.

Trước tình cảnh bị cô lập ở châu Âu, Nga buộc phải tăng cường hợp tác với Trung Quốc và mở rộng ảnh hưởng tới Trung Đông. Tham vọng đưa nước Nga trở lại vũ đài thế giới được Putin thể hiện qua quyết định phát động chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria năm 2015. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô tan rã, nước Nga thực hiện một cuộc phiêu lưu quân sự quy mô lớn ở Trung Đông, khu vực Moskva đang dần đánh mất ảnh hưởng vào tay phương Tây.

Sự thành công của chiến dịch can thiệp tại Syria được coi là "điểm sáng" trong chính sách đối ngoại của Nga. Gần 5 năm tham chiến tại đây đã biến Nga thành một thế lực có ảnh hưởng đáng kể ở Trung Đông, đặc biệt là trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện chính sách "nước Mỹ trên hết" và giảm bớt can thiệp quân sự ở nước ngoài.

Đến nay, Nga trở thành bên duy nhất có thể đàm phán với mọi "tay chơi" ở Trung Đông. Nước này đang cung cấp tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, và ký những hợp đồng trị giá hàng tỷ USD với Arab Saudi, đồng minh thân cận nhất với Mỹ trong thế giới Arab. Nga cũng xích lại gần hơn với Ai Cập, một đồng minh lâu năm khác của Mỹ, và đang từng bước tiến tới hình thành một mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc.

Chiến dịch quân sự kéo dài ở Syria mang lại danh tiếng trong nước cho Putin, nhưng cũng khiến quân đội Nga hứng chịu một số tổn thất về nhân lực và khí tài, trong khi kinh tế Nga phải gồng mình gánh khoản chi phí lớn cho các hoạt động quân sự ở vùng đất xa xôi. Xung đột ở quốc gia này khó có thể kết thúc trong thời gian ngắn, đồng nghĩa với việc Nga sẽ phải tiếp tục can dự và chấp nhận những rủi ro về quân sự, chính trị có thể xảy ra.

Tuy nhiên, cuộc chiến ở Syria cũng là cơ hội để Nga phô diễn các loại khí tài quân sự của mình, qua đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vũ khí. Kể từ khi lên cầm quyền, Putin đã thúc đẩy mạnh mẽ chương trình hiện đại hóa quân đội, mang tới những thay đổi lớn trong diện mạo quân sự của Nga.

Khi Putin mới nhậm chức, quân đội Nga đã bị suy giảm đáng kể về sức mạnh và danh tiếng, khi ngân sách quốc phòng giảm từ mức 246 tỷ USD năm 1988 xuống còn 14 tỷ USD năm 1994, quân số giảm từ 5 triệu người xuống còn một triệu người, theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

Trong đội quân một triệu người này, Bộ tổng tham mưu quân đội Nga chỉ huy động được 65.000 binh sĩ để tham gia cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất (1994-1996), trong đó sự lạc hậu về trang bị, khí tài cùng huấn luyện yếu kém đã khiến quân đội Nga hứng chịu nhiều tổn thất. Sức mạnh quân sự duy nhất của Nga khi đó chỉ là năng lực răn đe hạt nhân nhằm bảo vệ chủ quyền và an ninh cho Nga.

Nhưng kể từ khi Putin bắt đầu cuộc cải cách quân đội và tăng mạnh chi tiêu quốc phòng từ năm 2008, quân đội Nga đã lột xác hoàn toàn. Nga đã phục hồi và phát triển các tổ hợp công nghiệp quốc phòng do nhà nước quản lý trên cơ sở 50 công ty công nghiệp quốc phòng. Bước đi này giúp thúc đẩy mạnh mẽ lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo, sản xuất vũ khí, không chỉ đủ đáp ứng yêu cầu trong nước mà còn phục vụ cả xuất khẩu.

Năm 2018, Nga vượt qua Anh trở thành nước sản xuất vũ khí lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, theo báo cáo từ SIPRI. Hiện tại, Nga đã xuất khẩu vũ khí tới 65 nước và ký hiệp định hợp tác kỹ thuật, quân sự với 89 nước.

Nền quốc phòng Nga được đánh giá còn thua kém Mỹ trong các lĩnh vực như tàu sân bay hay tiêm kích tàng hình, nhưng lại vượt mặt Mỹ trong nỗ lực phát triển vũ khí siêu vượt âm. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 9/12 phải thừa nhận nước này đang theo sau Nga về vũ khí siêu vượt âm, cho biết Washington đang đầu tư nhiều nguồn lực để bám đuổi Moskva, nhưng sẽ mất vài năm nữa mới sở hữu vũ khí tương tự.

Global FirePower năm 2019 xếp hạng Nga là nước có lực lượng vũ trang mạnh thứ hai toàn cầu, chỉ sau Mỹ.

Các binh sĩ Nga tuần tra ở Syria hồi tháng 11. Ảnh: NYTimes.

Các binh sĩ Nga tuần tra ở Syria hồi tháng 11. Ảnh: NYTimes .

Hai thập kỷ Putin lãnh đạo nước Nga, những quan điểm về ông cũng được phân làm hai thái cực . Hầu như mọi hành động của ông đều gây bàn tán. Ông luôn nỗ lực hết mình để khắc họa bản thân là một người cứng rắn, ngay cả trong các hoạt động đời thường như tập judo, chơi khúc côn cầu, lái xe môtô, săn bắn hay câu cá.

Một khía cạnh đặc biệt gây tranh cãi ở Putin là cách ông đối xử với người đồng tính. Chính quyền Putin hồi năm 2013 thông qua một luật cấm quảng cáo về đồng tính luyến ái cho những người dưới 18 tuổi. Putin quả quyết luật chống đồng tính "không gây hại cho bất kỳ ai". Bộ Tư pháp Nga khẳng định nó được đưa ra để "bảo vệ đạo đức và sức khỏe trẻ em". Thế nhưng, Tòa án Nhân quyền châu Âu lại ra phán quyết rằng đạo luật trên là biểu hiện của hành vi phân biệt đối xử và kỳ thị người đồng tính.

Dù Putin đã nắm quyền một thời gian dài, các cuộc thăm dò ý kiến dư luận do truyền thông Nga thực hiện cho thấy ông vẫn rất nổi tiếng và được yêu mến. Sau chiến dịch quân sự ở Syria năm 2015, tỷ lệ ủng hộ Putin ở mức cao nhất là 89,9%. Kết quả khảo sát năm 2017 cho thấy tỷ lệ ủng hộ của người dân Nga dành cho ông vẫn ở mức 83,5%.

Tuy nhiên, Putin không được ủng hộ cao như vậy ở phạm vi toàn cầu. Khảo sát năm 2015 của Gallup về mức độ yêu thích của các lãnh đạo thế giới, Putin chỉ được 33% số người được hỏi ủng hộ, kém mức 53% của Barack Obama. Tỷ lệ không ủng hộ ông là 43%, cao hơn so với mức 29% của Obama.

Một số người Nga cho rằng dù cuộc sống có được cải thiện trong những năm đầu nhiệm kỳ của Putin, nước Nga đang bị ông kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là trong cách truyền thông quốc gia và báo chí nói về Tổng thống. Những người phản đối còn cáo buộc Putin trao quyền lực cùng quyền kiểm soát vào tay một nhóm nhỏ những người giàu có.

Lev Gudkov, giám đốc Trung tâm Levada, một tổ chức thăm dò dư luận độc lập, cho rằng sự ủng hộ lớn của người dân Nga dành cho Putin một phần do ông chủ Điện Kremlin luôn nhận được sự chú ý của dư luận trong nước đối với các vấn đề đối ngoại, đặc biệt là qua lần sáp nhập Crimea hay chiến dịch quân sự ở Syria. Người dân có cảm giác nước Nga "đang khôi phục hình ảnh của một siêu cường" như thời Liên Xô.

Những người ủng hộ Putin trong lễ kỷ niệm 4 năm ngày Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ ở Sevastopol hồi năm ngoái. Ảnh: NYTimes.

Những người ủng hộ Putin trong lễ kỷ niệm 4 năm ngày Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ ở Sevastopol hồi năm ngoái. Ảnh: NYTimes .

Tuy nhiên, Gudkov cho rằng bầu không khí chính trị đang thay đổi bên trong nước Nga có thể Công ty dịch thuật Đồng Nai khiến Putin đối mặt nhiều thách thức hơn trong những năm cuối nhiệm kỳ thứ tư, đặc biệt là sau khi ông ký thông qua luật cải cách hưu trí, tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động Nga. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra khắp nước Nga để phản đối đạo luật này.

Dù vậy, các nhà quan sát cho rằng Putin vẫn có thể giúp nước Nga vượt qua qua thời kỳ khó khăn. "Putin với sự trợ giúp của Trung Quốc và các nước khác đã tìm cách bảo vệ nền kinh tế Nga trước sự công phá từ các lệnh cấm vận của phương Tây. Điều này kết hợp với năng lực chiến thuật của Putin trong các vấn đề quốc tế có thể giúp nước Nga chống chọi với sức nặng của chính mình", Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie Moskva, nhận định.

Vũ Hoàng (Theo BBC , Moscow Times , Independent , NYTimes, Economist )

Cứ truyền tai nhau là quán "bún ziu căm thù" nhưng ở đây vẫn luôn được khách yêu thương suốt hơn 30 năm qua

Trong vô vàn những món ăn đặc sắc làm nên tên tuổi của ẩm thực Hà Nội, những món sợi cũng chiếm một phần không nhỏ. Từ phở, bún chả, bún ốc cho đến miến ngan, mì gà tần... đủ các kiểu sợi trên đời đều có mặt ở Hà Nội. Ở đó, người ta còn thường xuyên nhắc đến bún riêu - món bún quen thuộc trong đời sống của người dân Hà thành, bất kể là mùa đông hay mùa hè. 

Ở giữa lòng phố cổ, có nhiều hàng bún riêu, dù nép mình sâu trong những con ngõ hay chỉ đơn giản là ngồi trên những chiếc ghế nhựa thôi nhưng lại trở thành "đặc sản" mà rất nhiều người yêu thích. Điển hình như trên phố Hàng Bún, người ta vẫn truyền tai nhau về một quán bún nằm ngay đầu một con ngõ nhỏ có cái tên rất lạ: "bún ziu căm thù".

Cứ truyền tai nhau là quán "bún ziu căm thù" nhưng ở đây vẫn luôn được khách yêu thương suốt hơn 30 năm qua

Thật ra, cái tên "bún ziu căm thù" chỉ là cái tên gọi vui mà nhiều người quen nói khi nhắc đến quán bún riêu này, cũng là một cách để "nhận diện", phân biệt với các quán bún riêu khác. Chứ thật ra, quán vẫn có một chiếc biển dán chữ rất cẩn thận qua cả chục năm: Yến - bún ziu gánh đặc biệt - kính mời. Cái tên "bún ziu căm thù" này có lẽ xuất phát từ địa điểm của quán bún nằm gần nơi có gắn tấm bia "Khắc sâu căm thù".

Gọi là quán nhưng thực chất, đây chỉ là một gánh bún nhỏ với chiếc nồi nước dùng, ít dụng cụ đựng đồ ăn và nguyên liệu làm bún. Khách đến thì mới xếp ghế nhựa ra để ngồi, bàn không có mà dùng những chiếc ghế nhựa cao hơn để đặt bát bún. 

Bún riêu ở đây vẫn chỉ gồm các nguyên liệu quen thuộc như riêu cua, chả cá, đậu... Mỗi bát bún riêu chỉ có giá 20k. Bên cạnh đó, hàng bún riêu "căm thù" này còn bán cả bún ốc, bún riêu bò (có thêm thịt bò) với giá 30k, còn nếu như ai muốn ăn bát đầy đủ thì sẽ có giá 40k.

Điểm được mọi người yêu thích nhất ở đây là bát bún riêu luôn đầy đặn, ăn hết một bát là no lặc lè. Thậm chí, cô chủ còn rất nhiệt tình và niềm nở với khách hàng. Học sinh đến đây ăn còn được giảm giá, điển hình như bát đầy đủ thì giảm tới 10k lận, chỉ còn có 30k/bát mà Công ty dịch thuật Đồng Nai thôi.

"Bún ziu căm thù" bát nào bát nấy đầy ú ụ, vừa nhiều cua vừa nhiều bún. Thêm chút rau sống và ớt chưng vào nữa là ngon bá cháy. Khách thường không đến ồ ạt một lúc, nhưng cứ hết lượt này đến lượt khác, từ sáng sớm lúc mới mở cho đến trưa, gần như lúc nào cũng có người ghé tới.

Hàng ngày, quán thường mở cửa từ 7h, đến khoảng đầu giờ chiều thì dọn hàng. Hôm hết muộn thì dọn muộn, hết sớm dọn sớm.

Một sáng mùa đông, dậy sớm hơn bình thường một chút rồi ghé qua làm bát “bún ziu căm thù”, sẽ thấy Hà Nội còn nhiều điều thú vị lắm!

Cứ truyền tai nhau là quán bún ziu căm thù nhưng ở đây vẫn luôn được khách yêu thương suốt hơn 30 năm qua - Ảnh 7.

Bún ziu căm thù

Địa chỉ: ngõ 50 Hàng Bún (gần gốc cây si trước tấm bia "Khắc sâu căm thù)

Thời gian mở cửa: 7h - 14h

Giá cả: 20k - 40k

Quanh năm chỉ việc đi du lịch khắp nơi, nữ travel blogger vẫn kiếm tiền tỷ, lọt top những người có sức ảnh hưởng trên Instagram

Giữa những nhân vật nổi tiếng đình đám như siêu sao bóng đá Cristiano Ronaldo, Lionel Messi, hay 2 chị em hot girl Kylie Jenner và Kendall Jenner, có một nữ travel blogger nhỏ bé vẫn chen chân vào top 20 người có thu nhập cao nhất năm 2019 của ứng dụng Instagram. Đó là Tara Whiteman, cô gái đến từ Sydney (Úc), người sở hữu 1,3 triệu người theo dõi và trong năm 2019 thì cô nàng này đã "cá kiếm" được 1,1 triệu đô la Úc (khoảng 17 tỷ VNĐ).

Nữ travel blogger xinh đẹp quanh năm chỉ việc đi du lịch thế giới nhưng vẫn ngồi chung mâm với Messi, Ronaldo về khoản kiếm tiền trên Instagram - Ảnh 1.

Nữ travel blogger có một nửa dòng máu Châu Á này vinh dự là người Úc duy nhất đứng trong top 20 người kiếm tiền nhiều Công ty dịch thuật Đồng Nai nhất năm 2019 của Instagram

Vào hôm thứ 7 vừa rồi, ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram đã công bố danh sách 20 người kiếm tiền nhiều nhất năm 2019 và Tara đứng thứ 17 trong danh sách này, chỉ ngay sau siêu mẫu Bella Hadid. Năm vừa rồi, cô nàng travel blogger này được 73 nhà tài trợ trả tiền để cô đăng ảnh lên trang cá nhân của mình, trung bình mỗi bài đăng Tara kiếm được khoảng 8.000 bảng Anh (khoảng 242 triệu VNĐ).

Từ khi còn là thiếu niên, Tara đã có niềm đam mê với "xê dịch". Trao đổi với tờ Mail, cô nàng này chia sẻ: "Tôi thường đi du lịch cùng với bạn trai của mình, cả hai đều thích chụp hình và thường chụp cho nhau."

Tara Whiteman thích những bức ảnh có nhiều màu sắc

Travel blogger này cũng nói rằng cô chẳng có bí quyết nào trong việc có những tấm hình đẹp trên Instagram cả, nhưng cô nàng luôn đảm bảo rằng ảnh của mình để phải rực rỡ sắc màu. Và còn một điều cần thiết nữa là muốn chụp được ảnh đẹp khi đi du lịch thì bạn cần phải đến sớm. Tara thường chọn thời gian trước 8 giờ sáng để chụp hình vì trong khoảng thời gian đó rất ít khách du lịch.

Cô nàng thường kết hợp sự tương phản của phong cảnh với trang phục mà mình mặc trong những bức ảnh

Trả lời phỏng vấn của tạp chí Harper's Bazaar, Tara chia sẻ: "3 điều quan trọng để có một tấm hình đẹp khi đi du lịch đó là bạn phải biết chọn thời điểm hợp lý để chụp với ánh sáng đầy đủ, có nghĩa là bạn phải dậy thật sớm vì thời gian đó rất ít người và ánh sáng tốt. Thêm nữa là phải chuẩn bị trang phục thích hợp." Tara nói rằng cô thường dành thời gian để tìm hiểu những nơi mình đến trước để có thể chọn được trang phục đẹp nhất cho tấm hình của mình.

Nữ travel blogger cũng khẳng định cô không hề dán mặt vào điện thoại trong mỗi chuyến đi. Cô nàng thích bỏ điện thoại ở khách sạn rồi tự ra ngoài khám phá xung quanh, thay vì chỉ đi chụp ảnh trong suốt chuyến du lịch.

3 điều quan trọng cần nhớ khi chụp hình: chọn nơi thời điểm có ánh sáng tốt, ít người và dĩ nhiên là trang phục đẹp nữa

"Đi du lịch giúp tôi thỏa mãn được tâm hồn mình, tôi thích được nhìn ngắm thế giới, tìm hiểu những nền văn hóa khác và cuộc sống ở những nơi đó. Ừ thì đôi khi cũng có nhớ gia đình đấy nhưng điều đó cũng không thành vấn đề lắm khi chúng tôi nói chuyện với nhau mỗi ngày." - Tara trả lời khi được hỏi về công việc đáng mơ ước hiện tại.

(Nguồn: TheSun)

Thập kỷ ngập tràn những chiếc váy mặc-như-không: Chiếc phô bày hết "tòa thiên nhiên", chiếc đẹp thần tiên hở mà chẳng phô

Thập kỷ ngập tràn những chiếc váy mặc-như-không: Chiếc phô bày hết tòa thiên nhiên, chiếc đẹp thần tiên hở mà chẳng phô - Ảnh 1.

Thiết kế "mặc như không" khó quên nhất của thập kỷ hẳn thuộc về tuyệt tác lấp lánh mà Rihanna diện tại lễ trao giải CFDA 2014. Đến nhận giải Biểu tượng Thời trang của năm, nữ ca sỹ đã "shine bright like a diamond (tỏa sáng như một viên kim cương)" đúng như lời bài hát của cô trong chiếc đầm đính tới 230.000 viên pha lê Swarovski, "hàng thửa" mà nhà mốt Adam Selman thiết kế riêng cho cô.

Thập kỷ ngập tràn những chiếc váy mặc-như-không: Chiếc phô bày hết tòa thiên nhiên, chiếc đẹp thần tiên hở mà chẳng phô - Ảnh 2.

2015 đánh dấu thời điểm nổi loạn nhất của Miley Cyrus, vậy nên cô nàng chẳng hề ngại ngần làm "chủ xị" VMA 2015 với thiết kế quá kiệm vải để có thể gọi là áo hay váy này. Sáng tạo của nhà mốt Versace không những phô bày đến 99% vòng 1 của Miley mà còn có phần dưới cũng gây đỏ mặt không kém.

Thập kỷ ngập tràn những chiếc váy mặc-như-không: Chiếc phô bày hết tòa thiên nhiên, chiếc đẹp thần tiên hở mà chẳng phô - Ảnh 3.

Mỗi sải bước của Kim Kardashian là một lần người ta lo lắng chiếc đầm Thierry Mugler vintage của cô bị đứt dưới sức nặng của vòng 1 "khủng". Kim xưa giờ không thiếu những pha lên đồ mạnh bạo nhưng thiết kế này vẫn khiến nhiều người phải há hốc miệng.

Thập kỷ ngập tràn những chiếc váy mặc-như-không: Chiếc phô bày hết tòa thiên nhiên, chiếc đẹp thần tiên hở mà chẳng phô - Ảnh 4.

Thiết kế Alexandre Vauthier vốn dĩ đã mỏng như lưới đánh cá thì chớ, Kendall Jenner lại chẳng buồn mặc đủ bộ nội y, nghiễm nhiên khoe trọn vòng 1 trước ống kính khiến ai cũng phải đỏ mặt về độ bạo dạn của nàng siêu mẫu.

Thập kỷ ngập tràn những chiếc váy mặc-như-không: Chiếc phô bày hết tòa thiên nhiên, chiếc đẹp thần tiên hở mà chẳng phô - Ảnh 5.

So với những chiếc đầm xuyên thấu toàn bộ hay phô bày nguyên vòng 1 trong danh sách này, thiết kế Versacé mà Irina Shayk diện tại tiệc Vanity Fair hậu Oscar 2015 thua nhiều về độ táo bạo, nhưng vẫn khiến người ngắm phải "wow" lên một tiếng với đường cong nóng bỏng của người đẹp.

Thập kỷ ngập tràn những chiếc váy mặc-như-không: Chiếc phô bày hết tòa thiên nhiên, chiếc đẹp thần tiên hở mà chẳng phô - Ảnh 6.

Bộ cánh thứ 2 giúp Kim Kardashian góp mặt trong danh sách chính là thiết kế Balmain thủng lỗ chỗ mà cô diện tại Paris Fashion Week 2016. Chất liệu vải móc chẳng che chắn được nhiều kết hợp với lối chọn nội y màu nude của cô Kim đã thực sự "bắt lú" người nhìn.

Thập kỷ ngập tràn những chiếc váy mặc-như-không: Chiếc phô bày hết tòa thiên nhiên, chiếc đẹp thần tiên hở mà chẳng phô - Ảnh 7.

Emily Ratajkowski xứng đáng được phong danh hiệu "thần tiên tỷ tỷ" với thiết kế hở bạo nhưng vẫn đẹp đến mộng mị của Peter Dundas. Chẳng trách bộ cánh này lọt top thiết kế đẹp nhất Met Gala 2019.

Thập kỷ ngập tràn những chiếc váy mặc-như-không: Chiếc phô bày hết tòa thiên nhiên, chiếc đẹp thần tiên hở mà chẳng phô - Ảnh 8.

Minh tinh người Đức Diane Kruger lộng lẫy như một nữ thần trong thiết kế "nửa kín nửa hở" màu đỏ rượu đầy ma mị của Reem Acra. Đây là bộ cánh đẹp nhất nhì tiệc Vanity Fair hậu Oscar 2016.

Thập kỷ ngập tràn những chiếc váy mặc-như-không: Chiếc phô bày hết tòa thiên nhiên, chiếc đẹp thần tiên hở mà chẳng phô - Ảnh 9.

Điều đặc biệt ở chiếc đầm Versacé mà siêu mẫu Cara Delevingne diện tại lễ ra mắt phim Valerian năm 2017 chính là nó không quá hở hang nhưng vẫn sexy tột cùng.

Thập kỷ ngập tràn những chiếc váy mặc-như-không: Chiếc phô bày hết tòa thiên nhiên, chiếc đẹp thần tiên hở mà chẳng phô - Ảnh 10.

Chiếc đầm Givenchy xuyên thấu, đính đá ở những chỗ cần đính của Beyoncé đã trở thành một trong những biểu tượng của Met Gala 2015, và cũng là một trong những bộ cánh đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Ong Chúa.

Thập kỷ ngập tràn những chiếc váy mặc-như-không: Chiếc phô bày hết tòa thiên nhiên, chiếc đẹp thần tiên hở mà chẳng phô - Ảnh 11.

Người mẫu Chrissy Teigen chẳng ngại ngần để người ta đoán già đoán non cô không diện nội y khi xuất hiện tại VMA 2015 với chiếc Công ty dịch thuật Đồng Nai đầm Marchesa xuyên thấu, phô bày gần như toàn bộ vòng hông gợi cảm.

Thập kỷ ngập tràn những chiếc váy mặc-như-không: Chiếc phô bày hết tòa thiên nhiên, chiếc đẹp thần tiên hở mà chẳng phô - Ảnh 12.

Bella Hadid đã "chặt chém" hết thảy các thiên thần Victoria's Secret trên thảm hồng năm 2016 với chiếc đầm Julien Macdonald vừa xuyên thấu vừa xẻ sâu hun hút, chỉ để lại rất ít chỗ cho trí tưởng tượng của người nhìn.

Thập kỷ ngập tràn những chiếc váy mặc-như-không: Chiếc phô bày hết tòa thiên nhiên, chiếc đẹp thần tiên hở mà chẳng phô - Ảnh 13.

Ngắm nhìn thiết kế Ralph & Russo xuyên thấu mà cựu thiên thần Alessandra Ambrosio diện tại tiệc Vanity Fair hậu Oscar 2018, người ta chẳng hề thấy phản cảm mà chỉ có chung một cảm nhận rằng cô như đang khoác lên mình một dòng thác kim cương, lộng lẫy đến độ thần tiên.

Thập kỷ ngập tràn những chiếc váy mặc-như-không: Chiếc phô bày hết tòa thiên nhiên, chiếc đẹp thần tiên hở mà chẳng phô - Ảnh 14.

Thảm đỏ công chiếu phim Thor: The Dark World năm 2013 đã trở nên nháo nhác chỉ vì cái quay lưng của nữ diễn viên Jaimie Alexander. Chiếc đầm Azzaro Couture tưởng chừng rất kín cổng cao tường nhưng chỉ đến khi người đẹp quay lưng lại, người ta mới phát hiện ra một bất ngờ nóng đến bức người. Thiết kế này được tính toán vô cùng khéo léo để phô diễn vòng 3 và đôi chân tuyệt phẩm của nữ diễn viên theo lối nửa kín nửa hở không phô phang.

Theo Marie Claire