Kể từ đầu tháng 3, khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ký thỏa thuận ở Idlib, đã có câu hỏi về việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ép buộc các nhóm vũ trang kiểm soát nơi đây vào khuôn khổ như thế nào.
Al-Monitor dẫn các nguồn tin của phe đối lập Syria cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đang có một kế hoạch mới để giải quyết vấn đề này, đó là hợp nhất các phe nổi dậy thành một đội quân mới nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Kế hoạch tạo đội quân mới của Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ đã phản ứng một cách hạn chế đối với các nhóm chiến binh quấy phá các cuộc tuần tra của Thổ Nhĩ Kỳ - Nga trên đường cao tốc M4, điều cho thấy Ankara đang ưu tiên cách tiếp cận ôn hòa với các nhóm vũ trang ở Idlib, thay vì trả đũa tàn khốc.
Trong thỏa thuận với Moscow, Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết loại bỏ các nhóm khủng bố. Chính vì vậy, kế hoạch chuyển đổi các nhóm vũ trang thành một đội quân có tổ chức sẽ là cách thức phù hợp để đáp ứng tình hình ở Idlib.
Vào tháng 12/2017, Thổ Nhĩ Kỳ đã tập hợp nhiều nhóm khác nhau dưới sự bảo trợ của Quân đội Quốc gia Syria (SNA) sau chiến dịch Euphrates Shield và biến phe đối lập vũ trang thành một phần đối thoại trong tiến trình Astana.
Các phe phái còn lại nằm bên ngoài SNA đã thành lập một liên minh, được gọi là Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NLF) vào tháng 5/2018. Đầu tháng 10/2019, khi Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị cho một cuộc tấn công ở phía Đông Euphrates, tổng cộng 44 phe từ hai nhóm trên đã hợp tác dưới sự cái ô bảo trợ của SNA.
Tuy nhiên, các phe phái vẫn giữ lại các thiết lập, chỉ huy và cờ của riêng mình. Theo kế hoạch mới, các nhóm vũ trang này được cho là sẽ giải tán và gia nhập vào một quân đội mới, nằm dưới sự kiểm soát chung.
Theo các nguồn tin đối lập Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đang thu hút các chiến binh từ nhiều nhóm khác nhau ở Idlib tới các tiền đồn quân sự của mình để thực hiện hành động tích hợp với các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tại mỗi căn cứ.
Mục tiêu ban đầu được cho là thiết lập một đội quân bao gồm các nhóm trong SNA và NLF. Sau khi hoàn thành, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục giải tán Hayat Tahrir al-Sham (HTS) - nhóm khủng bố kiểm soát trong khu vực - để gia nhập quân đội mới.
Về cơ bản, phản ứng của HTS đối với kế hoạch là rất quan trọng. Cho đến nay, nhóm này vẫn tỏ ra thận trọng trong việc rơi vào tay Thổ Nhĩ Kỳ. HTS cũng không thích các nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn giành được quyền lực ở Idlib.
Tuy nhiên, HTS đã duy trì chính sách ngoại giao công khai nhưng thận trọng với Thổ Nhĩ Kỳ, bác bỏ các cáo buộc về việc đứng đằng sau các hành động quấy phá ở đường cao tốc M4.
Kéo dài thời gian
Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc chiến mới.
Cuộc chiến Syria đã chứng kiến vô số nỗ lực để hợp nhất các phe phái vũ trang dưới một hình thức chung, tuy nhiên đều thất bại, khi các nhóm khủng bố có vai vế hơn vẫn nổi lên.
Nhưng tình hình hiện tại đã khác xa rất nhiều. Thổ Nhĩ Kỳ đang ở trong một vị thế tốt để áp đặt ý chí của mình, vì tất cả các nhóm vũ trang ở Idlib hiểu rằng ngày thành trì cuối cùng tan vỡ đã gần kề.
Tuy nhiên, kế hoạch thiết lập đội quân tích hợp là một nhiệm vụ khó khăn. Tạo ra một đội quân từ các phe phái chủ yếu là các chiến binh thánh chiến cực đoan là điều không thể.
Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ từng nhiều lần thất bại trong việc ngăn chặn các cuộc giao tranh giữa các nhóm đồng minh, ngay cả trong các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của nước này.
Quan trọng nhất vẫn là HTS, nhóm thống trị Idlib không sẵn lòng chia sẻ lãnh thổ của mình với các đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ và dường như để ngỏ kế hoạch của Ankara.
Không chỉ là HTS, các cái tên khác cũng cho thấy kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ không dễ dàng, có thể kể đến như Hurras al-Din - liên minh của các nhóm cam kết trung thành với al-Qaeda và các phe phái được truyền cảm hứng như Ansar al-Din, Ansar al-Tawhid và Ansar al-Islam.
Những nhóm này cho thấy không có ý định tuân thủ bất kỳ thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ nào.
Theo giới quan sát, nỗ lực thiết lập một đội quân mới của Thổ Nhĩ Kỳ không có mục đích gì ngoài việc kéo dài thời gian và gặt hái lợi ích riêng.
Trong khi đó, mặc dù Nga nhận thức được rằng thỏa thuận ngừng bắn không có hiệu quả và phiến quân đang có thời gian để phục hồi, nhưng hiện tại, họ muốn giữ căng thẳng ở mức có thể kiểm soát được. Kỳ vọng cuối cùng của Moscow vẫn là giải thể các nhóm đó để Damascus có thể một lần nữa kiểm soát khu vực.
Kế hoạch mới của Thổ Nhĩ Kỳ có thể kéo dài cuộc nổi dậy vũ trang và liên quan đến một số tính toán kết thúc mở. Điều đó cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ muốn sử dụng các phe phái hoàn toàn cho lợi ích riêng của mình và không có ý định rút khỏi các tiền đồn ở Idlib.
Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng sẽ biến phần hành lang an ninh dọc theo đường M4 thành một rào chắn mới cho quân đội Syria khi đường cao tốc được mở lại.
Mục tiêu tiếp theo sẽ là kiểm soát toàn bộ khu vực từ M4 đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, phối hợp với một đội quân thống nhất. Một đội quân tích hợp với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm thay đổi tính chất của cuộc khủng hoảng Syria, biến nó thành một cuộc xung đột giữa các vùng với nhau.
Ở thời điểm hiện tại, kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ có được cụ thể hóa hay không vẫn còn để ngỏ, nhưng phiến quân đã chuẩn bị cho trận chiến tiếp theo phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ khi lệnh ngừng bắn kết thúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét